66I/16/1 Đường Gò Cát, KP4, P.Phú Hữu, TP.Thủ Đức, TP.HCM 0913 650 327 (A. Khánh)
Follow us:

CÔNG TY TNHH THUỐC THÚ Y KIM KHÁNH

Kỹ thuật nuôi gà thả vườn

1. Điều kiện chuồng trại

Với mô hình gà thả vườn, trước khi bắt tay vào thực hiện, bạn cần phải chuẩn bị một số điều kiện vật chất như chuồng nuôi, thức ăn, thuốc thú y cần thiết

a. Chuồng nuôi:
Bạn nên thiết kế sao cho đảm bảo thoáng mát mùa hè, kín ấm vào mùa đông. Nền chuồng phải cao, có khả năng thoát nước khi làm vệ sinh. Chuồng nuôi gà phải có hệ thống cống rãnh để xử lý chất thải, nước thải. Có thể đào đường cống thải dọc theo hành lang của chuồng hoặc làm hệ thống ngầm trong chuồng. Nên rải trấu, rơm vào nền chuồng để gà được giữ ấm.

Khi xây dựng mô hình nuôi gà thả vườn, chuồng cần phải xây ở chỗ cao, theo hướng Đông hoặc Đông Nam là tốt nhất bởi đây sẽ là nơi tránh mưa nắng và ngủ đêm cho gà.

Kích thước chuồng cao tối thiểu khoảng 1,5m và chiều rộng khoảng 2m. Diện tích chuồng càng rộng càng tốt, vì không gian thông thoáng giúp gà dễ dàng phát triển. Nếu gà con thì mật độ chuồng khoảng 10 – 12 con/m2, còn gà trưởng thành thì khoảng 5 – 6 con/m2.

b. Chăn thả:

Bạn có thể thả gà trong vườn rộng. Tường rào nên xây cách hiên chuồng khoảng từ 1 – 1,5m, vách tường chỉ nên xây khoảng 30 – 40cm, phần phía trên dùng lưới thép B40.

c. Máng ăn, máng uống:

Với mô hình gà thả vườn, máng ăn và máng uống có thể được đặt ở góc vườn. Ngoài ra, bạn cũng nên thiết kế thêm máng ăn treo ở chuồng, giúp cung cấp thức ăn cho gà trong những ngày điều kiện thời tiết xấu.

 

 

2. Chọn giống gà

Mô hình gà thả vườn không kén chọn giống kỹ như mô hình nuôi công nghiệp. Nếu có ý định nuôi gà thịt, bạn hãy lựa chọn các giống gà như Tam Hoàng, gà Tàu vàng, gà Đông Cảo, gà Nòi, gà Lương Phượng.

Với một số gia đình muốn nuôi gà lấy trứng thì lựa chọn hàng đầu sẽ là gà Tàu Vàng, gà Tam Hoàng, gà BT1, gà Ri….

Khi chọn mua gà con, bạn nên chọn gà với kích thước càng đồng đều càng tốt. Đó phải là những con nhanh nhẹn, mắt sàng, chân to. Ngược lại, gà con khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân,… đều là những lựa chọn không tốt.

 

3. Chăm sóc nuôi dưỡng

Khi chọn gà để nuôi theo mô hình gà thả vườn, bạn nên bắt gà vào những thời điểm như sáng sớm hoặc chiều mát. Tùy vào gà lớn hay bé mà các bạn có cách chăm sóc sao cho phù hợp.

Với gà còn quá nhỏ, bạn không nên thả vườn ngay, thay vào đó hãy cho gà vào chuồng úm, ăn tấm nấu hoặc tấm bắp nhuyễn cũng như cho gà uống thêm nước pha Electrolytes   hoặc Per Big S (Vitamine ) . Sau đó, khi gà lớn hơn, bạn có thể thả gà để gà tự tìm kiếm thức ăn.

 

4. Thức ăn cho gà

Đối với mô hình gà thả vườn, bạn vẫn có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc tận dụng các phụ phế phẩm công nông nghiệp, sao cho đảm bảo các thành phần: Năng lượng, đạm, khoáng.

Rau xanh và vitamin chúng sẽ tự mình tìm kiếm theo nhu cầu của cơ thể. Điều đặc biệt là bạn cần cho gà uống nước sạch và cung cấp đầy đủ nước vì gà không thể thiếu nước được.

 

5. Vệ sinh phòng bệnh

Để gà khỏe mạnh, sinh trưởng nhanh, chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, tránh tình trạng ao tù nước đọng trong khu vườn thả. Bên cạnh đó, bạn cần cung cấp cho gà nguồn thức ăn tốt, nước sạch. Nếu gà có dấu hiệu mắc bệnh, bạn cần cho gà uống thuốc để tránh lây lan.

Phun  thuốc  sát  trùng Beta Q toàn bộ chuồng nuôi 1 tháng/ lần trong trường hợp khu vực không có dịch bệnh và 3 ngày/lần khi khu vực xung quanh có dịch bệnh.

Trên đây là một số lưu ý cơ bản khi bạn sử dụng mô hình nuôi gà thả vườn. Về cơ bản, mô hình này phù hợp nhất nếu bạn chăn nuôi gà thịt bởi chất lượng thịt thường cao, thịt chắc và ngon. Tuy nhiên, bạn cũng có thể nuôi gà đẻ theo ý muốn của mình.

Tin liên quan
Hotline tư vấn miễn phí: 0913 650 327 (A. Khánh)

CÔNG TY TNHH THUỐC THÚ Y KIM KHÁNH

CÔNG TY TNHH THUỐC THÚ Y KIM KHÁNH

CÔNG TY TNHH THUỐC THÚ Y KIM KHÁNH